Dân Chóng Mặt Vì Đồng Hồ Nước Chạy Sai

"Dân chóng mặt vì đồng hồ nước chạy sai" là những gì mà pv thu thập được của người dân sử dụng nước máy ở TP.HCM về tình trạng chỉ số trên đồng hồ đo nước chạy nhanh đến chóng mặt, dù lượng nước sử dụng vẫn như trước đây.

Ông Nguyễn Minh Châu ngụ ở 1063 (70/3) Lũy Bán Bích, Q.Tân Phú cho biết: “Gần 8 năm nay, Đồng Hồ Nước nhà tôi chạy rất nhanh nhưng gia đình không biết. Thời gian gần đây, gia đình tôi mua bồn chứa nước mới nhận ra điều này. Thể tích bồn là 1,5m3 nhưng khi nước chảy đầy bồn thì Đồng Hồ Đo Nước chỉ 2,6m3. Tính ra mỗi tháng gia đình tôi sử dụng 40 – 50m3 nước nhưng đóng tiền nước tới 70 – 80m3 nước”. Ngày 30.9, đại diện chi nhánh cấp nước Phú Hòa Tân đến kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đo lưu lượng nước nhà ông Châu bằng cách dùng một đồng hồ điện tử đo và kết luận đồng hồ đo nước sạch của ông Châu chạy nhanh với mức sai số là 6,2%. chi nhánh cấp nước Phú Hòa Tân cho biết sẽ thay đồng hồ nước sinh hoạt mới và bồi thường mức thiệt hại là khoảng 5m3 nước/tháng. Không đồng ý với mức bồi thường này, ông Châu nói: “Mức sai số như thế là quá nhỏ so với thực tế, theo ước tính của gia đình tôi, mức sai số khoảng 30%. Gia đình tôi đã mua một đồng hồ đo lưu lượng nước sạch mới và đo lại trong vòng 1 tuần để xem độ chính xác. Nếu thật sự đúng như ước tính của gia đình tôi thì mức thiệt hại mà công ty cấp nước phải bồi thường là 20 – 30m3/tháng và phải bồi thường thiệt hại trong 8 năm qua”.

đồng hồ nước chạy sai dân chóng mặt (ảnh minh họa)

Trường hợp gia đình ông Nguyễn Doãn Đường, nhà số 241/6 Liên tỉnh 5, P.5, Q.8 thì khác. Từ tháng 12.2003 đến tháng 2.2005, lượng nước tiêu thụ bình quân của gia đình ông Đường khoảng 32m3/tháng. Nhưng từ tháng 3.2005 đến tháng 7.2005, lượng nước tiêu thụ đã tăng đột biến: kỳ 3/2005 là 58m3; kỳ 4/2005 là 63m3; kỳ 5/2005 là 72m3; kỳ 6/2005 là 92m3 và kỳ 7/2005 là 88m3. Ông Đường đã báo cho chi nhánh cấp nước Chợ Lớn đến kiểm tra. Chi nhánh yêu cầu ông đóng 100 ngàn đồng chi phí kiểm tra, kiểm định và cho nhân viên đến gỡ đồng hồ cũ mang đi, thay bằng đồng hồ đo lưu lượng nước mới. Ông Đường cho biết: “Cán bộ kỹ thuật chi nhánh cấp nước Chợ Lớn đã không niêm phong đồng hồ nước tháo gỡ đi, nên không biết đồng hồ cũ được kiểm định có mức sai số bao nhiêu?”. Kết quả kiểm định đồng hồ đo nước cũ của ông Đường, theo thư trả lời của chi nhánh cấp nước Chợ Lớn, có sai số 3,1%, tức trong mức cho phép. Ông Đường không đồng ý với kết quả này, vì theo ông, sau khi thay mới, lượng nước tiêu thụ giảm hẳn. Tiếp xúc với PV Báo Thanh Niên, ông Khuê, người nhà ông Đường cho biết thêm: “đồng hồ nước sinh hoạt cũ được lắp đặt năm 2003, tức mới sử dụng khoảng 2 năm. Trước khi nhân viên cấp nước tháo gỡ đồng hồ nước sạch này mang đi, gia đình tôi có thử mở nước vào hồ chứa có dung tích 1,3m3, nhưng đồng hồ nhảy lên đến 4m3. Sau khi thay mới, tôi cũng thử lại như vậy thì mới chạy đúng 1,3m3. Nhân viên cấp nước cũng nói với chúng tôi đồng hồ đo nước sạch cũ chạy sai, nhưng không hiểu sao kết quả kiểm định lại nói chạy đúng ?”. Theo tính toán của ông Đường, mức sai số giữa đồng hồ đo nước sinh hoạt cũ và mới chênh lệch nhau 2,05 lần. Ông Đường tiếp tục khiếu nại, yêu cầu chi nhánh cấp nước Chợ Lớn giải quyết hoàn trả số tiền chênh lệch trong 5 tháng lượng nước tăng cao mà ông cho rằng do đồng hồ đo lưu lượng nước sạch bị hư.

Còn trường hợp của bà Nguyễn Thị Lệ, ngụ ở số 8 Nguyễn Thái Học, P.Tân Thành, Q.Tân Phú (TP.HCM) thì: “Khoảng 5 tháng nay, từ lúc thay đồng hồ nước mới, nó chạy như chong chóng!”. Nhà chỉ có 6 người, trong đó có 4 người sử dụng nước sinh hoạt cho nấu ăn, tắm giặt, còn 2 người lâu lâu mới về nhà mà số nước lên 100 – 140m3, tiền nước phải đóng từ 700.000 – 1.000.000 đ/tháng. Trong khi trước đây, tiền nước gia đình bà phải trả mỗi tháng chỉ khoảng 200.000 – 300.000 đồng. Đơn vị cấp nước đã xuống kiểm tra đường ống, đồng hồ đo nước. Nguyên nhân do đường ống bị bể làm nước rò rỉ. Sau khi sửa chữa lại đường ống, lượng nước mỗi tháng còn khoảng 90m3. Nhưng theo bà Lệ, như thế vẫn còn vượt quá cao so với mức nước mà gia đình bà sử dụng và bà đề nghị được thay đồng hồ đo lưu lượng nước mới. “Với mức thiệt hại hàng tháng từ 500.000 – 700.000 đồng như thế này, gia đình tôi không thể nào chấp nhận được” – bà Lệ nói.

Việc đồng hồ nước chạy sai là do chất lượng đồng hồ không tốt, không phù hợp với địa hình, khí hậu, công xuất nước nơi dân cư,… Để đảm bảo an toàn, tránh mất cắp, cũng như xung đột giữa người dân và công cty cấp nước hãy dùng những dòng đồng hồ đo nước đảm bảo, chất lượng như: đồng hồ nước Itron, vikido, asahi, zenner, powogaz – metcom, contor-metcom, shinhan,…

Ngoài ra hộp bảo vệ đồng hồ nước cũng chiếm một vị trí quan trọng trong việc giữ an toàn để đồng hồ nước tránh bị mất cắp, tránh những tác nhân bên ngoài như: môi trường, con người hay động vật, dẫn tới đồng hồ đo nước chạy sai khiến dân mất tiền oan, hơn thế nữa là xung đột giữ nhân viên nhà máy nước với các hộ dân. Để chất dứt vẫn đề trên hãy lựa chọn cho công trình của bạn những hộp đồng hồ nước phù hợp như: inox, nhựa hay thép.
Để được tư vấn chính xác về từ loại đồng hồ nước cũng như công xuất, áp lực, giá cả hay đến donghonuocsach.com để được hỗ trợ
Theo: thanhnien.com.vn

1 Response to "Dân Chóng Mặt Vì Đồng Hồ Nước Chạy Sai"

  1. Dân chóng mặt vì đồng hồ nước chạy sai" là những gì mà pv thu thập được của người dân sử dụng nước máy ở TP.HCM về tình trạng chỉ số trên đồng hồ đo nước chạy nhanh đến chóng mặt, dù lượng nước sử dụng vẫn như trước đây

    Trả lờiXóa